Ở phần trước, Ekoizi Software đã giới thiệu đến bạn đọc bài viết “Hướng dẫn tối ưu hình ảnh để tăng tốc độ website”. Bạn đọc chưa theo dõi có thể xem lại bài cũ tại đây.
Để tăng tốc độ website, có rất nhiều mẹo. Với bài viết này, Ekoizi Software sẽ tiếp tục những hướng dẫn dành cho người không rành kỹ thuật bằng “Tư duy tinh gọn”. Tại sao cần phải tinh gọn “tư duy”? Cụ thể cần tinh gọn những gì?
Vì thực tế rất khó liệt kê hết các mục cần tinh gọn nên Ekoizi sẽ dùng từ “tư duy” để bạn đọc dễ hiểu. Thế nên, bài viết này Ekoizi sẽ trình bày những mẫu câu chuyện để rút ra những ý quan trọng trong việc tăng tốc độ website.
1. Có nhất thiết phải cài đặt nhiều ứng dụng hỗ trợ này vào website hay không?
Anh Y thấy pop-up A có tính năng hay cho trang bài viết, nhưng pop-up B lại thiết kế đẹp hơn, lung linh hơn ở trang khuyến mãi. Vậy là anh Y quyết định dùng cả hai pop-up này. Anh lại thấy ứng dụng C có tính năng đánh giá hay, còn có thêm tính năng bình luận nữa hay quá, thế là anh lại cài vào để website thêm “xịn” hơn.
Dần dần đến một lúc nào đó, anh Y đã cài đặt tới 20 ứng dụng (dù không liên quan mục đích ban đầu) rồi quên gỡ. Nhưng thực tế rằng anh chỉ dùng 1 ứng dụng C cho trang danh sách sản phẩm & 1 ứng dụng B cho 10 sản phẩm, chạy chiến dịch đúng 1 tuần. Và website của anh Y cần rất nhiều thời gian để load trang, ảnh hưởng rất nhiều đến tốc độ website
Thực tế rằng, nếu bạn không sử dụng hoặc thấy ứng dụng đó thực sự không cần thiết thì nên gỡ đi hoặc không nên cài đặt vào website của mình. Vì vậy, bạn cần tư duy rằng nếu trường hợp khi bạn cần thêm vào tính năng mới, nhưng phải suy nghĩ và xem xét nó có đáng không. Nếu phải suy nghĩ quá lâu thì thực sự nó không cần thiết, và bạn không nên cài đặt nó vào trang web.
2. Chọn và sử dụng ứng dụng nào cho tối ưu nhất để tăng tốc độ website
Và nếu bạn thấy ứng dụng đó thực sự cần thiết, việc tiếp theo là bạn phải dành thời gian để đánh giá kỹ. Ekoizi sẽ bật mí 3 gợi ý để giúp người dù không rành kỹ thuật vẫn có thể đánh giá được ứng dụng đó có cần thiết để bạn cài đặt vào website hay không.
2.1. Đặt chỉ tiêu và mức mong đợi cụ thể
Bạn phải xác định được con số tải trang cụ thể mà bạn có thể chấp nhận được. Và tiến hành kiểm tra tốc độ website sau khi cài đặt có bị giảm đi nhiều hay không?
Ví dụ:
– Mức chấp nhận được của anh Y là tải trang dưới 5s.
– Trước khi cài đặt ứng dụng, website cần 3s để tải.
– Sau khi cài đặt, website tải trang mất 5s (hoặc 4.5s) thì vẫn chấp nhận được.
Bạn có thể dùng các tool kiểm tra tốc độ tải trang như: Google PageSpeed, GTMetrix, PingDom. Nếu trường hợp bạn khôngđặt ra chỉ tiêu ngay từ ban đầu (ở đây là số giây để tải trang) thì có thể bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn để thử nghiệm vô ích.
2.2. Chọn cái mình thực sự cần
Bạn nên so sánh tính năng của ứng dụng tối thiểu với 2 nhà cung cấp khác nhau. Lựa chọn nhà cung cấp đáp ứng đầy đủ chi tiêu và nguyện vọng. Không nên chọn chỉ vì thấy ứng dụng đó có nhiều tính năng hay hay (80% chưa chắc đã dùng đến) nhưng lại khiến trải nghiệm người dùng trên web bị tệ đi. Tất nhiên, nếu ứng dụng đó vừa có nhiều tính năng hay lại vừa tối ưu tốt thì bạn nên chọn ngay không do dự nhé.
2.3. Chỉ nên thiết lập vừa đủ dùng
Bạn nên kxiểm tra xem ứng dụng đó có cho thiết lập bật/tắt chi tiết không? Kiểm tra xem mình cần cài đặt tính năng ở những nơi nào? Cuối dùng hãy thiết lập cho ứng dụng chỉ chạy ở những trang được chỉ định mà thôi.
Ví dụ:
– Ứng dụng Pop-up chỉ cần xuất hiện ở trang giới thiệu sản phẩm với điều kiện người dùng định rê chuột lên định thoát khỏi trang.
– Hãy thiết lập để mã ứng dụng chỉ kích hoạt ở đúng trang sản phẩm với điều kiện người dùng chuẩn bị thoát khỏi trang..
– Lúc này tất cả các trang còn lại của website không phải tải thêm mã của ứng dụng nên không bị ảnh hưởng.
Các ứng dụng thường cung cấp cho người dùng các thiết lập cơ bản và khá chi tiết. Bạn nên chủ động tìm hiểu thêm để tối ưu web tốt hơn giúp tăng tốc độ website
3. Có giải pháp thay thế nào mà vẫn đáp ứng được yêu cầu hay không?
Với bài viết này, Ekoizi Software xin đứa ra một ví dụ về tính năng “gắn liên kết tới fanpage Facebook trên website” để mô tả được rõ hơn.
Để tạo được hình ảnh như thế này gắn trên website. Thông thường, website của bạn phải tải thêm 2 files từ Facebook, tốn khoảng 115KB chưa kể các mã nhúng từ Messenger Chat, AutoAds, Tracking,…
Vậy, mục đích ban đầu là:
– Chỉ gắn liên kết fanpage facebook vào website để khách có thể nhìn thấy.
– Khi khách click vào hệ thống sẽ tự động mở tab mới dẫn tới fanpage facebook.
– Sau đó, khách xem thông tin và tương tác trên fanpage facebook
Với vài tư duy sau đây, bạn có thể đáp ứng đủ nhu cầu trên và website chạy “nhẹ nhàng” hơn rất nhiều lần:
– Gắn 1 ảnh nhỏ giả lập fanpage facebook (có kèm liên kết) tầm 30KB.
– Gắn 1 button CTA “Theo dõi ngay” (có kèm liên kết) tốn chưa tới 5KB.
– Hoặc đơn giản là gõ 1 dòng văn bản có gắn liên kết về Facebook Page là được.
Có nhiều cách để tinh gọn hơn nhằm đáp ứng mục đích của chúng ta, nhưng ta thường thấy người khác làm sao thì làm theo vậy. Vì thế, bạn hãy chịu khó suy nghĩ và tìm tòi sẽ giúp website được tinh gọn rất nhiều và tải trang nhanh chóng hơn.
Kết luận
Để tránh trường hợp website tải chậm rồi phải khắc phục quá nhiều, bạn hãy bắt đầu bằng tư duy tinh gọn ngay từ những bước đầu tiên. Vậy, để tinh gọn thì bạn cần nắm các ý chính sau đây:
1. Hãy dùng khi thật sự cần thiết, nếu không thì bỏ qua
2. Chọn ứng dụng bổ sung thay thế khác nhưng vẫn đáp ứng đủ nhu cầu
– Đặt chỉ tiêu và kết quả mong đợi rõ ràng ngay từ đầu để không phải thử quá nhiều lần.
– Chọn ứng dụng có những thứ mình thật sự cần (tính năng & tốc độ).
– Xem xét có thiết lập nâng cao để tinh gọn nữa hay không.
3. Luôn nhớ mục tiêu ban đầu cho từng tính năng là gì
– Để biết rằng luôn có giải pháp thay thế tốt hơn.
– Không nhất thiết phải làm tương tự tính năng của website khác.
– Thực hành cách nghĩ này nhiều lần để tạo thói quen.
Trên đây là những gợi ý của Ekoizi Software về “tư duy tinh gọn” để tối ưu web nhằm tăng tốc độ website. Bạn không cần phải rành về lập trình cũng có thể tự cải thiện tốc độ tải trang cho website của mình. Hi vọng, Ekoizi Team đã mang đến những thông tin hữu ích cho bạn. Bạn có thể áp dụng ngay những gợi ý rất thực tế ở trên cho. Theo dõi Ekoizi Software để không bỏ lỡ những hướng dẫn bổ ích khác nhé.
Tham khảo các giải pháp công nghệ giúp bạn đột phá trong kinh doanh và marketing tại Ekoizi Software: ekoizi.com
Tanchiba
Nếu bạn có nhu cầu hoặc yêu cầu tư vấn về dịch vụ thiết kế website, vui lòng liên hệ với Ekoizi Software. Hotline toàn quốc 0522.128.798 để được hỗ trợ dịch vụ thiết kế web và Phát triển website một cách tốt nhất.
GỌI NGAY: 0522 128 798