Theo báo cáo của Google-Temasek năm 2018, Thương mại điện tử Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng kép 35% giai đoạn 2015 – 2018. Tổng giá trị là 2,8 tỷ USD (Chỉ tính giá trị của kênh doanh nghiệp tới người dùng – B2C).
Xem thêm:
- 9 mẹo giúp tăng tỉ lệ chuyển đổi
- 8 xu hướng thiết kế website và giao diện người dùng hàng đầu năm 2020
- Xu hướng thiết kế website năm 2019 bạn đã biết chưa?
Những con số biết nói
Quy mô toàn thị trường thương mại điện tử Việt Nam đạt mức 10 tỷ USD đến năm 2020
Thương mại điện tử Việt Nam, dự đoán tiếp tục chứng kiến sự bùng nổ giai đoạn 2018-2025. Tăng trưởng kép lên đến 27% nhờ sự tăng trưởng số lượng người dùng internet. Một thế hệ GenZ tại Việt Nam am hiểu công nghệ và sẵn sàng chi tiêu. Là đối tượng chính thúc đẩy thị trường thương mại điện tử Việt Nam phát triển.
Theo Nielsen Việt Nam: 60% người mua sắm trực tuyến từ nữ và 40% mua sắm online từ nam. Độ tuổi mua sắm trực tuyến chiếm 55% dao động từ 25-29 tuổi. Đa số người mua online đều là người độc thân. 55% đối tượng khách hàng là nhân viên văn phòng mua sắm online. Hiện, 35,8 triệu người sử dụng kết nối internet, con số tăng hàng năm là 11%.
Gần đây, trong hội thảo Ecommerce day 2019, đại diện Google Đông Nam Á cho biết ngày càng có nhiều người Việt Nam mua sắm online.Theo số liệu của Temasek, trung bình có 3,2 triệu người Việt mua sắm online qua các sàn TMĐT.
Google cho biết xu hướng này thể hiện rất rõ khi nhìn vào số lượng tìm kiếm về các sàn thương mại điện tử như Sendo, Lazada, Tiki, Shopee. “Trong 3 năm vừa qua, số lượng tìm kiếm các từ khóa này tăng gấp 8 lần. Đây là mức tăng trưởng khủng khiếp.”- đại diện Google nhấn mạnh.
Thời điểm tăng đột biến về từ khóa thương mại điện tử rơi vào quý IV hàng năm. Những số liệu của Google cho thấy lượng tìm kiếm gia tăng vào những dịp như 9/910/10, 11/11, Black Friday hay Noel. Đây cũng là thời điểm nhiều cơ hội cho người tiêu dùng đi mua sắm.
Google cũng nhấn mạnh 3 đặc điểm chính của những người mua sắm trực tuyến tại Việt Nam:
Thứ nhất, người dùng là những người rất tò mò
Họ là người muốn có cảm hứng hay ý tưởng nào đó khi mua hàng. Điều này thể hiện rõ trong việc gia tăng những từ khóa về ý tưởng: Ý tưởng về quà cho bạn gái, nhà hàng ăn ngon nhất. Những từ khóa này tăng ít nhất 75% so với năm trước.
Thứ hai, họ có yêu cầu rất cao đặc biệt đối với việc bán hàng
Chương trình khách thân thiết đảm bảo 75% người dùng quay lại mua hàng. Vì vậy những cửa hàng có chính sách khách hàng thân thiết luôn cho họ trải nghiệm tốt hơn..
Thứ ba, họ thiếu kiên nhẫn
Có đến 77% người khảo sát cho rằng có chính sách giao hàng dưới 2 ngày thì tác động rất nhiều đến việc có mua hàng hay không. Về tìm kiếm từ khóa giao hàng tăng trưởng 20% trong 1 năm qua. Họ là những người cần gì là muốn có ngay lập tức. Điều này có tác động rất lớn đến việc kinh doanh của doanh nghiệp, cửa hàng trong việc lập website. Thống kê của Google cho thấy nếu website mất trên 3 phút để tải thì chủ cửa hàng đã mất đi khách hàng đó. Vì vậy các doanh nghiệp cần chắc chắn có nền tảng website load nhanh và hiệu quả.
Thấu hiểu những đặc điểm của khách hàng, giúp bạn có chiến lược tốt hơn. Năm bắt ngay đúng “insight” thú vị trên đây và đón đầu đáp ứng những kỳ vọng của thế khách hàng đầy tiềm năng này.