Những năm gần đây bạn đã quá quen thuộc với các chương trình “Deal sốc 1k”, “Xả lỗ”, “Đơn đồng giá 1.000 đồng” trên các sàn bán hàng online. Đơn hàng 1k được tung ra mỗi dịp đặc biệt trên các sàn TMĐT thu hút hàng triệu người tham gia. Vậy, thực hư câu chuyện chủ shop có đang ôm lỗ như quảng cáo để khách mua với “giá hời”?. Với bài viết này, Ekoizi Content sẽ vén màn bí ẩn câu chuyện này như thế nào nhé!
Một nghìn đồng (1.000 VND) bạn có thể mua gì?
Với 1.000 đồng trong tay, bạn còn không mua được mớ hành ở một khu chợ trong thành phố. Xuất phát từ suy nghĩ này, các sàn TMĐT như: Tiki, Lazada, Shopee…đua nhau tung ra các chương trình khuyến mãi bán hàng với giá 1.000 đồng, 9.000 đồng hay 19.000 đồng.
Các món hàng được bán với giá cực rẻ vào các dịp đặc biệt như ngày độc thân (11/11), ngày thứ sáu đen tối Black Friday hay kỉ niệm sinh nhật của sàn TMĐT. Theo số liệu hiển thị trên các sàn, những món hàng này được bán hết chỉ tròng vòng vài phút mở bán. Thậm chí được quảng cáo là bán được hàng nghìn đến cả chục nghìn sản phẩm.
Lãnh đạo của một sàn TMĐT cho hay: “Người bán những đơn hàng 1k này chắc chắn không có lãi, nó chỉ là một chiêu thức để quảng cáo, tăng tương tác cho cửa hàng trên sàn mà thôi”
Đơn hàng 1k, thực sự có lãi hay không?
Tuy vậy, tiết lộ của những chủ shop bán hàng cho thấy sự thật rằng: Dù bán những món hàng 1.000 đồng họ vẫn có lãi.
Chị Thu Ngân (33 tuổi, Hà Nội, chủ một gian hàng mẹ và bé trên sàn TMĐT) cho biết: 3 năm bán hàng trên sàn TMĐT. Ngân đã 7 lần bán hàng Flash Sale với các mặt hàng như tã, khăn, giấy ướt và một số phụ kiện cho mẹ và bé. Trong đó, phải kể đến 3 lần “lỗ” và 4 lần “tạm ổn”.
“Mới bắt đầu mở cửa hàng trên sàn, cũng tầm độ khoảng 5 tháng, thấy nhiều shop khác chạy chương trình bán với giá 1K (1.000 đồng) báo cháy hàng thì thích cực kỳ, vậy là cũng mày mò đăng ký bán cho mặt hàng khăn giấy trẻ em. 50 đơn hàng đầu tiên lỗ vài trăm nghìn đồng , lượng tương tác không khả quan, dù deal được hiển thị ở vị trí đầu và giá bán rẻ hơn 5.000 đồng so với mặt bằng chung trên sàn” Ngân chia sẻ.
Sau này, khi tìm hiểu kỹ, để không lỗ vốn, chị Ngân biết được mặt hàng bán 1K nên là những mặt hàng được quan tâm nhiều, giá trị vừa, với số lượng sale vừa phải.
Và điều đặc biệt quan trọng, bạn phải đàm phán được với các sàn TMĐT về khoản trợ giá.
Chị lấy ví dụ, mặt hàng được shop chạy sale 1K trên sàn TMĐT là khăn giấy cho trẻ em, đang có giá bán gốc 10.000 đồng. Là mặt hàng có lượng khách mua ổn định với trung bình 100 – 120 đơn/tháng. Chị Ngân đã đăng ký chạy sale 1k với sàn và deal này được trợ giá 100%.
“Nghĩa là sản phẩm đó của shop vẫn bán với giá 1K, nhưng doanh thu mỗi đơn về là theo thỏa thuận trước đó với sàn. Ví dụ như khăn giấy ướt được thỏa thuận với sàn có giá 10.000 đồng, thì đồng nghĩa sàn sẽ trợ giá 9.000 đồng. Tổng thu về là 10.000 đồng. Bán được nhiều đơn hơn đồng nghĩa sẽ có lãi”, chị Ngân chia sẻ.
Theo chủ shop, bạn sẽ thỏa thuận trợ giá từ các sàn TMĐT vào những dịp đặc biệt. Thông thường những dịp như thế, các sàn cần thu hút một lượng lớn khách hàng. Mặt khác, cửa hàng của bạn cũng cần phải có uy tín trên sàn, các sản phẩm phải được bán nhiều mới được hỗ trợ.
Có lãi, những đơn hàng 1K có thật sự màu hồng
Từng chạy sale với ưu đãi “khủng” có giá bán sản phẩm trên sàn rẻ hơn cả giá đồ sỉ trên thị trường. Chị Mỹ Tiên (Hoài Đức, chủ một gian hàng phụ kiện công nghệ trên sàn TMĐT) thẳng thắn chia sẻ: “Bán 100 đơn hàng giá 100.000 đồng sẽ khác nhiều so với 100 đơn hàng giá 1.000 đồng”.
“Shop sẽ chịu các chi phí như trả lời tin nhắn tư vấn cho khách, đóng gói, vận chuyển nhưng chỉ nhận lại khoảng lãi thấp hơn. Chưa tính đến việc, nếu hàng giao chậm hoặc không chất lượng sẽ nhận đánh giá tệ. Điều này ảnh hưởng đến uy tín của shop rất nhiều.
Mặt khác, khi các mặt hàng đã bán với giá rẻ, khi bán lại với giá niêm yết cũ, có thể sẽ không được đông khách. Bởi một khi khách đã mua được hàng trị giá 20.000 đồng với giá 1K thì sẽ chỉ trông chờ shop giảm giá để mua chứ nhất định không mua ở giá 20.000 đồng” chị Tiên chia sẻ.
Chị Tiên cho rằng, người bán cũng không nên kỳ vọng deal 1K được doanh số “khủng” mà cần nhìn nhận đây là cách tương tác. Và trước khi thực hiện chường trình deal sốc thì shop nên tìm hiểu kỹ chính sách trợ giá để giảm thiểu tối đa tiền lỗ hay công sức.
“Khi bạn bán hàng với giá 1K, rất có thể khách sẽ không mua một món mà có thể mua rất nhiều sản phẩm khác đi kèm. Ví dụ như mua đôi giày giá 1K, nhưng sẽ mua thêm tất 14.000 đồng hoặc bộ lót giầy với mức giá hợp lý”, Thu Trang, chủ shop giày dép thời trang chia sẻ.
Theo chủ shop, việc deal 1K lãi về tiền mặt sẽ rất ít, nhưng thu lại đó là tương tác nhiều hơn. Lượt theo dõi shop từ khách hàng cũng sẽ tăng. Từ đó tăng độ uy tín cho shop.
“Nếu so sánh giữa 2 gian hàng với 2 mặt hàng tương tự nhau, một gian hàng có 2.000 lượng theo dõi (Follow) và một gian hàng có 100 Follow thì khả năng mua hàng sẽ nghiêng về gian hàngcó 2.000 lượt follow hơn. Ví dụ ở Tiki hay Shopee, chỉ số follow hay đánh giá của khách rất quan trọng đối với cửa hàng. Hơn nữa, việc nhận được món hàng ưng ý, kèm hình ảnh thực hay đánh giá 5 sao chất lượng sẽ làm tăng độ uy tín của shop. Từ đó tăng cơ hội bán hàng khi người dùng đọc những đánh giá của shop.
Những đáng giá tích cực về shop là rất quan trọng, có tiền cũng không mua được. Vì vậy, hãy làm người mua hài lòng bằng những sản phẩm trị giá 10.000 đồng bán giá 1.000 đồng. Dĩ nhiên, chất lượng phải đi kèm”, Thu Trang nói.
Kết luận
Khi bạn muốn chạy chương trình deal sốc 1K, bạn phải cần xác định rõ: Khoản lỗ có thể chấp nhận được ; Chấp nhận bỏ công sức và chăm sóc khách hàng mua hàng 1K như khách mua hàng 50k (50.000 đồng), 100k (100.000 đồng) để thu hút khách. Đặc biệt là nâng hạng và lượt tương tác cho shop. Cần chú ý, các chủ shop nên chọn đúng thời điểm cũng như chọn sàn thương mại điện tử trợ giá sâu cho sản phẩm. Chúc các chủ shop thành công nhé!
Tanchiba
Nếu bạn có nhu cầu hoặc yêu cầu tư vấn về dịch vụ thiết kế website, vui lòng liên hệ với Ekoizi Software. Hotline toàn quốc 0522.128.798 để được hỗ trợ dịch vụ thiết kế web và Phát triển website một cách tốt nhất.
GỌI NGAY: 0522 128 798